Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Cần đột phá trong giảng dạy ngành tự động hóa trong trường đại học

Việt nam đang trên đà phát triển hội nhập kinh tế toàn cầu, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay đặc biệt là trong ngành điều khiển tự động hóa là rào cản lớn khiến cho chúng ta chưa thực sự có bước tiến đột phá. Vậy những bất cập trong công tác giảng dạy, và hướng giải quyết như thế nào sẽ được trình bày trong bài thảo luận dưới đây. 

Vấn đề tồn tại hiện nay

Trong vài năm trở lại đây, xu hướng học các ngành kỹ thuật lên ngôi, qua rồi cái thời xúi nhau thi vào ngân hàng kiếm bội tiền, hay các ngành hót như kế toán, quảng trị kinh doanh vv. Trả vậy và đợt thi tuyển mấy năm gần đây điểm thi đầu vào của các trường kỹ thuật tăng lên rõ rệt, đặc biệt là trường đại học bách khoa hà nội. Có một tín hiệu đáng mừng là thí sinh lựa chọn đăng ký vào lĩnh vực điều khiển tự động hóa ngày càng một nhiều hơn, điều đó cho thấy giới trẻ ngày nay đã quan tâm đến lĩnh vực công nghệ kỹ thuật nhiều hơn, và chính sách hoạch định việc làm của các ban ngành đã rõ nét, tạo niềm tin cho các bạn trẻ và các bậc phụ huynh vào tương lai của ngành nghề này.

[caption id="attachment_1495" align="aligncenter" width="700"]Đào tạo ngành điều khiển tự động hóa Đào tạo ngành điều khiển tự động hóa[/caption]

Tuy nhiên, số lượng sinh viên quan tâm và theo học ngành tự động hóa ngành càng nhiều, thì vấn đề giảng dạy, cấu trúc chương trình cũng cần phải xem xét lại. Đã qua rồi cái thời phải biết cơ bản thì mới học được cái nâng cao, vấn đề cốt lõi ở đây là làm sao phải cập nhật được những kiến thức mới nhất, gắn liền với thực tiễn nhu cầu của doanh nghiệp, để là sao giảm tải được chương trình học nhưng cũng chắt lọc được kiến thức cần có. Tạo có sinh viên khả năng chủ động tìm tòi kiến thức, hứng thu với nó, và đặc biệt quan trọng là có thể làm được việc ngay, đúng ngành sau khi tốt nghiệp, đúng mong đợi của các doanh nghiệp.

Đây là vấn nạn chung của tất cả các ngành chứ không phải chỉ riêng ngành điều khiển tự động hóa. Nhưng trong phạm vi hẹp của bài viết này, chúng tôi chỉ xét cụ thể theo ngành mà Bachkhoatech2806 company đang quan tâm.

Liên quan bất cập trong cấu trúc giảng dạy

Mặc dù các bộ ngành đã tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực để biên soạn ra một chương trình chuẩn để áp dụng vào công tác giảng dạy cho sinh viên, nhưng với thời buổi công nghệ biến đổi từng ngày, thì chúng ta phải theo đó mà cập nhật. Nhưng điều này thực tế còn khá chậm chạm trong môi trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

Chương trình giảng dạy kém hiệu quả, làm cho khả năng sáng tạo của thầy và trò giảm đi, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ở bài viết này tôi lấy ví dụ trường đại học bách khoa hà nội là trường kĩ thuật hàng đầu của cả nước trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. ( Cụ thể là viện Điện )

  • Được chia ra làm nhiều ngành và bộ môn khác nhau như bộ môn tự động hóa xí nghiệp, bộ môn điều khiển tự động, bộ môn đo lường và tin học công nghiệp, tất cả đều có cơ sở ngành chung và định hướng cốt lõi riêng cho từng ngành cụ thể.
  • Với bộ môn tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, ngày xưa còn được gọi là lĩnh vực truyền động điện, và nay được mở rộng ra một số môn định hướng cho phù hợp. Sinh viên học ngành này trong quãng thời gian trên trường được thực hành tương đối, nhờ đó mà kỹ năng thực hành tốt, nắm vững được ngành học mình có gì và doanh nghiệp cần gì
  • Ngành tiếp theo được nói đến là điều khiển tự động hóa, sinh viên được trang bị các môn như lý thuyết điều khiển vv làm nền tảng, nay trong chương trình giảng dạy được bổ xung một số môn liên quan đến thực tiễn. Nhưng số giờ thực hành chiếm tỷ trọng rất ít so với giờ học lý thuyết trên lớp, cái này cần phải điều chỉnh lại, nhìn trung sinh viên sau khi ra trường có cơ sở kiến thức chuyên môn tốt, nhưng kỹ năng thực hành còn hạn chế.
  • Cuối cùng chúng ta nói đến là bộ môn đo lường và tin học công nghiệp, trước kia được gọi là kỹ thuật đo và các môn cơ sở ngành liên quan, nay có thêm tin học công nghiệp. Sinh viên học ngành này thế mạnh vẫn là bộ môn kỹ thuật đo.

[caption id="attachment_1496" align="aligncenter" width="700"]Lý thuyết phải đi đôi với thực hành Lý thuyết phải đi đôi với thực hành[/caption]

Cấu trúc từng bộ môn học có nhiều bất cập :

Ví dụ : Các bộ môn có trang bị thí nghiệm và nội dung giảng dạy riêng cho những môn giống nhau rất nhiều, có thể kể đến như các môn truyền động điện, máy điện, kỹ thuật vi sử lý, điều khiển logic, điều khiển số. Cái này được hiểu là từng bộ môn cố gắng trang bị và tự chủ độc lập các dụng cụ thí nghiệm cho sinh viên ngành của mình theo học, mà không có sự kết nối giữa các bộ môn với nhau, xa hơn nữa là các viện. Điều này dẫn đến các giảng viên có trình độ chuyên môn sâu, không tập trung được lại mà pha loãng ra các bộ phận khác, gây phân tán không tập hợp được sức mạnh, mang tính đồng nhất, gây lãng phí lớn cho công tác đào tạo, và chuyển giao công nghệ.

2 Nhỏ : Các ngành nghề không cơ sự chuyển hóa đa dạng, chưa có bề sâu phù hợp với sự phát triển chung.

Cái này là thắc mắc của nhiều sinh viên trước khi phân ngành, sự khác biệt giữa chuyên ngành tự động hóa, điều khiển tự động, tin học công nghiệp ở đây là gì. Không có một ranh giới rõ nét nào, hay một câu trả lời thỏa đáng, theo tôi mỗi chuyên ngành này sẽ có những thế mạnh riêng, thay vì liệt kế ra các môn học khác nhau để minh chứng cho sự phân hóa các ngành, thì theo tôi hãy nhìn vào sự thật, công việc sau này doanh nghiệp cần ở ba ngành nghề này khác như thế nào, nên chăng sát nhập vào làm một cho đỡ tốn kém về mặt chi phí đào tạo.

[caption id="attachment_1497" align="aligncenter" width="700"]Thiết bị thực hành cho sinh viên phải đây đủ và cập nhật Thiết bị thực hành cho sinh viên phải đây đủ và cập nhật[/caption]

Tiếp theo là điều mà tôi muốn nói đến là sinh viên chưa phát huy đúng tinh thần học sáng tạo, vẫn bị kìm hãm phát triển theo khả năng của bản thân. Chính sự mập mờ không rõ nét khiến cho học sinh hoang mang không có định hướng rõ ràng, nên không tận dụng được những sức mạng nội tại của bản thân.  Đây là một ví dụ điển hình, trong đợt tốt nghiệp vừa rồi có khoảng 200 sinh viên trong ngành tự động hóa và 150 sinh viên trong ngành điều khiển tự động. Với mẫu số chung là giống nhau trong chương trình đào tạo và chỉ khác đôi chút về làm đồ án tốt nghiệp cuối năm, nhưng ngần ấy con người với những tính cách và sở trường khác nhau nếu được đào tạo theo hướng mở, để phát huy theo năng lực của họ, đa dạng hóa thì mọi chuyện đã khác đi rất nhiều. Nói đến các trường đại học lớn ở các nước phát triển như Cộng hòa liên bang Đức ( Trường TU Dresden ) có đến hơn 40 bộ môn chuyên sâu khác nhau và cũng tầm 300 sinh viên nhập học mỗi năm, nhưng phải nói đến sinh của họ có nhiều hướng lựa chọn ngành chuyên sâu để xác định thế mạnh của mình. Nói đến đây thì nhiều người cho rằng đào tạo theo phương thức của mình dễ dàng quản lý, ít có sự khác biệt và tiết kiệm được công tác phân chia hậu phía sau đó. Nhưng phải nhấn thêm rằng, mục đích của chúng ta trong quá trình đào tạo là để là sao cho ra lò sản phẩm tốt, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp chứ không phải thuận tiện trong công tác quản lý.

Xét về vấn đề giảng viên, theo tôi bản thân đội ngũ giảng viên cũng cần cập nhật kiến thức và trao đổi với đồng nghiệp một cách thường xuyên để update lại những cái mới, khi đó giáo trình mềm được làm mới và truyền đạt lại cho sinh viên thường xuyên.

Vậy giải pháp ở đây là gì

Những bất cập trên chúng ta đã rõ, vậy giải pháp ở đây là gì ? Thực tế không có một thước đo chung nào có tất cả, phải chăng chúng ta chỉ lựa chọn phương thức tối ưu hơn tại thời điểm hiện tai, và chuẩn bị đào thải cho trong tương lai khi mà khoa học công nghê, phát triển biến đổi theo từng ngày.

Phương án 1:  Chung ta nên chia ra thành nhiều bộ môn nhỏ, nhưng chuyên sâu và quản lý được, và các bộ môn nhỏ này sẽ ít thành viên hơn, nhưng chung lĩnh vực chuyên môn và có bề sâu rõ rệt .

  • Department of Electrical Drives  được gọi là bộ môn truyền động điện với nhiệm vụ giảng dạy chuyên về kỹ thuật điều khiển các loại máy điện, kỹ thuật truyền động, và quá trình chuyển động.
  • Department of Control and System Theory, gọi tắt là lý thuyết điều khiển hệ thống, với nhiệm vụ chính là nghiên cứu về thuật toán điều khiển, các định lý, logic làm tiền đề cho phân ngành điều khiển và tự động hóa.
  • Department of Instrumentation and Measurment, mảng nàu chuyên về phương pháp kỹ thuật sử lý tín hiệu đo trong công nghiệp, nghiên cứu sensor và các cảm biến có cấu trúc phức tạp.
  • Department of Power Electronic, cái này quá phổ biến rồi, là mảng điện tử công suất, chuyên nghiên cứu về van bán dẫn công suất lớn, áp dụng công nghệ van bán dẫn trong chế tạo các module điều khiển các thiết bị công suất trong công nghiệp.
  • Department of Process Control and Industrial Communication, bộ môn điều khiển quá trình và truyền thông công nghiệp, nhiệm vụ của mảng này là kỹ thuật điều khiển quá trình, điều khiển các đối tượng phân tán (Distributed Systems), và kỹ thuật truyền thông trong công nghiệp.

 

 

Đọc nguyên bài viết tại : Cần đột phá trong giảng dạy ngành tự động hóa trong trường đại học

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Thiết bị điện Omron Japan

Một thương hiệu đến từ xứ sở hoa anh đào. Omron đã quen thuộc với chúng ta với những thiết bị chăm sóc sức khỏe đến các linh kiện ứng dụng t...